Chuyển đổi số


VssID và VNeID: 02 ứng dụng do cơ quan nhà nước phát triển được người dùng sử dụng nhiều nhất
Sáng ngày 12/6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước ngành Thông tin và Truyền thông Quý II/2023 và nhiệm vụ công tác trọng tâm Quý III/2023 theo hình thức trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông và trực tuyến đến 63 điểm cầu trên toàn quốc. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số chủ trì hội nghị.

Anh-tin-bai

Các điểm cầu tham dự Hội nghị

Dự Hội nghị có các Thứ trưởng: Phạm Đức Long, Nguyễn Huy Dũng; lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; lãnh đạo Sở TT&TT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện Lãnh đạo cơ quan chuyên trách về CNTT tại các bộ, ngành; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp ngành Thông tin và Truyền thông.

Tại điểm cầu Đắk Nông, Ông Đoàn Ngọc Vinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì; tham dự còn có Lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc.

Anh-tin-bai

Điểm cầu Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông

 Những kết quả nổi bậc của ngành Thông tin và Truyền thông quý II/2023:

Lĩnh vực Bưu chính:

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển về sống và làm việc tại nhà sàn trong khu Phủ Chủ tịch, ngày 17/5/2023 Bộ TTTT đã phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Nhà sàn Bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch”.

Ước tính trong Quý II/2023 (tính đến 07/06/2023), sản lượng bưu gửi ước đạt 560 triệu bưu gửi (tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 7,7% so Quý I/2023), doanh thu dịch vụ bưu chính ước đạt 14.100 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 5,2% so với Quý I/2023); sản lượng bưu chính KT1 đạt: 217.493 bưu gửi tương đương so với cùng kỳ năm 2022 (216.988 bưu gửi). Trong đó, sản lượng bưu gửi mật đạt 73.172 bưu gửi, tăng 6,25% so với cùng kỳ năm 2022 (68.864 bưu gửi).

Lĩnh vực Viễn thông:

Tham mưu Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình Luật Viễn thông (sửa đổi).

Viễn thông: Số thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt 101,12 triệu thuê bao tăng 8,7% so với cùng kỳ T6/2022, tăng 8,12 triệu thuê bao; Số thuê bao sử dụng điện thoại Feature phone còn 22 triệu thuê bao giảm 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 4 triệu thuê bao; Số thuê bao BRCĐ đạt 22 triệu thuê bao (tương ứng với 22,15 thuê bao/100 dân) tăng 7,32% so với cùng kỳ T6/2022; Số thuê bao BRDĐ đạt 85 triệu thuê bao (tương ứng với 85,46 thuê bao/100 dân) tăng 4,81% so với cùng kỳ T6/2022; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 77,1% tăng 5,7% so với cùng kỳ T6/2022.

Mobile MoneyTính đến 30/4/2023, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money đạt hơn 3,9 triệu khách hàng, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ tháng 4/2022. Số lượng khách hàng tại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt hơn 2,7 triệu khách hàng, chiếm 69% số khách hàng sử dụng dịch vụ. Số lượng điểm kinh doanh đạt hơn 9.953 điểm tăng gần 3 lần so với cùng kỳ tháng 4/2022, số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán đạt 15.326 điểm, tăng gần 7% so với cùng kỳ tháng 4/2022. Tổng số lượng các giao dịch (nạp, rút, chuyển tiền, thanh toán) bằng Mobile Money là hơn 26,1 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 1.683 tỷ đồng.

Tốc độ truy nhập Internet (theo speedtest)Tháng 4/2023, tốc độ truy nhập Internet BRDĐ 46,72 Mbps (tăng 37,98% so với cùng kỳ năm 2022), xếp thứ 48 và cao hơn trung bình thế giới là 42,07 Mbps); Tháng 4/2023, tốc độ băng rộng cố định 92,51 Mbps (tăng 28,74% so với cùng kỳ năm 2022)xếp thứ 41 và cao hơn trung bình thế giới là 80,12 Mbps.

Lĩnh vực chuyển đổi số quốc gia:

Triển khai Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) tính đến ngày 05/6/2023: Cả nước 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập 74.422 Tổ CNSCĐ và 348.362 thành viên tham gia Tổ CNSCĐ cấp xã, thôn, phố; 52/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã.

Triển khai Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở đại trà (MOOCs): tính đến 05/6/2023 đã có gần 18 triệu lượt truy cập vào nền tảng học trực tuyến mở đại trà.

Lĩnh vực Chính phủ số

Về Dịch vụ công trực tuyến

TT

Nhóm chỉ tiêu, tên chỉ tiêu

T5/2023

So sánh với tháng trước

Lũy kế

năm

KH

năm

T4/2023

Tăng trưởng

1

Về cung cấp DVC

 

 

1.1

Tỷ lệ DVCTT toàn trình/tổng số DVC đủ điều kiện cung cấp toàn trình (%)

85,13%

84,14%

0,99%

85,13%

100%

2

Về hiệu quả sử dụng DVC

 

 

 

 

2.1

Tỷ lệ DVCTT có phát sinh HSTT (%)

52,48%

51,32%

1,16%

53,10%

80%

2.2

Tỷ lệ hồ sơ DVCTT toàn trình

34,80%

 

 

34,80%

60%

Tổng giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) tính đến hết 31/5/2023 là: 247.815.397 giao dịch và đạt 28,82% kế hoạch năm 2023 (860 triệu giao dịch). Trung bình hàng ngày có khoảng 1,47 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP. Tổng số giao dịch từ khi khai trương đến nay: hơn 1,3 tỷ giao dịch.

Lĩnh vực An toàn thông tin

Doanh thu: 892 tỷ đồng (tăng 6,2% cùng kỳ năm 2022).

Lợi nhuận: 89,3 tỷ đồng (tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2022).

Nộp Ngân sách: 71,4 tỷ đồng (tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2022).

Tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa với nước ngoài: 45,1%.

Số doanh nghiệp: 107 (tăng 9,2% cùng kỳ năm 2022).

Số Lao động ATTT: 3.600 lao động (tăng 11,6% so với cùng kỳ 2022).

Số địa chỉ IP nằm trong mạng botnet: 444.648 địa chỉ (giảm 36,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Số lượng cuộc tấn công mạng: 1.992 cuộc, (giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2022).

Lĩnh vực chứng thực chữ ký số công cộng:

Tổng số chứng thư số công cộng đã cấp trong Quý II (tính đến cuối tháng 5/2023) là 6.087.810 chứng thư số tăng 18,72 % so với cùng kỳ năm 2022 (5.127.676 chứng thư số); Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động trong Quý II (tính đến cuối tháng 5/2023): 2.080.000 chứng thư số tăng 16,13 % so với cùng kỳ năm 2022 (là 1.791.057 chứng thư số).

Đóng góp vào ngân sách nhà nước từ nguồn thu phí duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số Quý II (tính đến ngày 23/5/2023) số phí thu được lũy kế từ đầu năm của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đạt 25.306.218.000 đồng; lũy kế số nộp ngân sách nhà nước từ đầu năm 2023 đến 23/5/2023 đạt 3.797.821.650 đồng.

Lĩnh vực chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủTổng số chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động trong Quý II (tính đến cuối tháng 5/2023): 541.255 chứng thư số tăng 20,63 % so với cùng kỳ năm 2022 (là 448.685 chứng thư số).

Lĩnh vực Kinh tế số và Xã hội số

Kinh tế số

Anh-tin-bai

 Xã hội số Tháng 04/2023, tổng số lượt download các ứng dụng di động của Việt Nam là 278 triệu lượt, tăng 1,09% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trực tiếp từ các giao dịch trên ứng dụng di động tăng 9,82% so với cùng kỳ năm 2022; Số lượng các ứng dụng có người dùng trên 10 triệu có tổng cộng 07 ứng dụng (Zalo, Zing Mp3, Báo Mới, Ví Momo, MB Bank, VNEID, My Viettel) và 11 ứng dụng có từ 05 đến 10 triệu người dùng. Xu hướng nổi bật về hoạt động của người dân trên các ứng dụng di động của tháng 04 ghi nhận sự tham gia của người dùng nhiều nhất ở các ứng dụng mạng xã hội và thanh toán số. 02 ứng dụng do cơ quan nhà nước phát triển được người dùng sử dụng nhiều nhất là VssID và VNeID.

Lĩnh vực Công nghiệp ICT

Tổng doanh thu công nghiệp CNTT 05 tháng đầu năm 2023 ước đạt trên 1,22 triệu tỷ đồng (~ 52,2 tỷ USD), giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm mạnh của doanh thu xuất khẩu phần cứng, điện tử vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu công nghiệp CNTT với mức sụt giảm mạnh nhất trong tháng 3 và 4 tương ứng là 22,8% và 22,4%; Doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử trong 05 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 1,14 triệu tỷ đồng (~48,7 tỷ USD) giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt gần 43,9 tỷ USD, giảm 7,42% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm khoảng 30,8% giá trị xuất khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu 02 nhóm hàng hóa "Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện" và "Điện thoại và linh kiện các loại" giữ vững 02 nhóm hàng đứng hàng đầu trong 12 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 05 năm 2023, giá trị xuất khẩu máy tính và linh kiện ước đạt gần 20,3 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ và giá trị xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại ước đạt gần 21,4 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2022; Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập vẫn tăng ổn định. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh), số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký và đang hoạt động ước tính đến hết tháng 05/2023 ước đạt 71.500 doanh nghiệp, tăng 200 doanh nghiệp so với tháng 04/2023 với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân ước đạt 0,72.

Lĩnh vực Thông tin Báo chi Xuất bản:

Lĩnh vực Báo chí

Bộ TTTT đã có Quyết định số 951/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí nhằm giúp các cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số từ đó có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, giúp cơ quan báo chí phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Thành lập và ra mắt Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí và Trung tâm là đầu mối hỗ trợ cung cấp thông tin và vận hành Cổng thông tin điện tử https://pdt.gov.vn/ được tích hợp công cụ phần mềm đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí nhằm phục vụ công tác đánh giá, xác định mức độ trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí Việt Nam.

Tổng số hiện nay trên cả nước có: 808 cơ quan báo chí (138 báo; 670 tạp chí).

Thuê bao truyền hình trả tiền: Tính đến tháng 5/2023, thuê bao ước đạt 17.7 triệu thuê bao (Tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu thuê bao truyền hình trả tiền đạt 16.7 triệu thuê bao.

Doanh thu truyền hình trả tiền: Tính đến hết Quý I/2023, doanh thu ước tính đạt 2,570 tỷ đồng (đã bao gồm VAT) (Tăng 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu tính đến hết Quý 1/2022 đạt 2,450 tỷ đồng), tổng số phí nộp tính đến hết Quý 1/2023 ước đạt 7 tỷ đồng (Tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, số phí nộp tính đến hết Quý 1/2022 đạt 5.3 tỷ đồng).

Tính đến thời điểm ngày 15/5/2023, cả nước có 9.959 đài truyền thanh cấp xã/10.598 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 1.757 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT; Còn 639 xã, phường, thị trấn chưa có đài truyền thanh, chủ yếu là các xã khu vực miền núi, xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; 666 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện/705 huyện, quận, thị xã, thành phố; trong đó, có 595 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện đã sáp nhập vào Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao hoặc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện.

Lĩnh vực Phát thành, truyền hình và thông tin điện tử

Quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: (Tiếp tục theo dõi việc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Netflix, Amazon, Apple, Wetv, Mango, IqiYi tại Việt Nam); Thực hiện tổng hợp, rà soát báo cáo doanh thu và số liệu nộp phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Quý I/2023. Có văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp chậm nộp phí, chưa thực hiện nộp phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định…

Lĩnh vực Thông tin điện tửTiếp tục làm việc với Apple về việc gỡ bỏ các game và ứng dụng vi phạm tại Việt Nam. Làm việc với Facebook về các vi phạm và việc hợp tác, triển khai đào tạo của Facebook tại Việt Nam để cùng đưa ra các giải pháp mới quản lý các nội dung trên môi trường Facebook hiệu quả hơn; tiếp tục yêu cầu Facebook gỡ bỏ các tài khoản cá nhân, fanpage vi phạm. Làm việc với Google về việc các quảng cáo vi phạm trên Youtube và gỡ bỏ các kênh Youtube xấu độc tại Việt Nam, về các chương trình hợp tác phát triển, kết nối để thúc đẩy ngành game. Hàng tuần gửi Ban Tuyên giáo Trung ương thông tin cập nhật về tình hình gỡ bỏ, và phát hiện các vi phạm trên Facebook, Google,...; Tổ chức đoàn, tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động của Tik Tok tại Việt Nam.

Lĩnh vực Thông tin cơ sởHướng dẫn tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã và các loại hình thông tin cơ sở khác về Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thực hiện Công điện số 265/CĐ-TTg ngày 17/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản; thực hiện 3 Chương trình MTQG; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Lĩnh vực Thông tin đối ngoạiTham gia cơ chế tham mưu chỉ đạo công tác tư tưởng và tuyên truyền về nhân quyền, biển đảo và TTĐN thông qua cơ chế Nhóm giúp việc thường trực Ban Chỉ đạo công tác TTĐN - Ban Tuyên giáo Trung ương; Nhóm tham mưu Biển Đông - Hải đảo thuộc Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Tổ chức nắm bắt dư luận trong và ngoài nước về tình hình Việt Nam hằng tuần, chú trọng theo dõi các ý kiến đánh giá, nhận định của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, giới học giả, chuyên gia nước ngoài, hằng tuần thực hiện báo cáo “Điểm dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam” làm tài liệu tham khảo cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nắm bắt sát thông tin để chỉ đạo báo chí trong việc giải thích, làm rõ, đấu tranh, bác bỏ các thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình Việt Nam.

Lĩnh vực Xuất bản

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai
Tiến Đạt NNguồn: daknong.gov.vn
File đính kèm:
Các bài viết khác

 
Thông báo
Website liên kết
Thăm dò dư luận
Lĩnh vực thủ tục hành chính mà doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp phiền hà nhất khi thực hiện tại tỉnh Đắk Nông








Thống kê truy cập
trực tuyến 326
ngày hôm nay 3189
ngày hôm qua 1982
tuần này 9940
tất cả 306707