TIN TỨC
Trang chủ  Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Nông
DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TÂY NGUYÊN TỈNH ĐẮK NÔNG - THÚC ĐẨY CÁC HOẠT LIÊN KẾT THỊ TRƯỜNG Ở CÁC XÃ NGHÈO TRONG VÙNG DỰ ÁN
Đăng ngày: (29-12-2016); Số lượt đọc: 2211

Đắk Nông là một trong những tỉnh ở Khu vực Tây Nguyên nơi tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao đặc biệt là các huyện các xã trong vùng Dự án, cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, nhất là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đứng trước thực trạng trên Dự án GNTN tỉnh Đắk Nông đã  và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo  an ninh lương thực (ANLT), liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, v.v. Đến nay hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn đang được hưởng lợi từ Dự án có cơ hội thoát nghèo thông qua các hoạt động sinh kế như: trồng ngô, lúa, khoai lang...chăn nuôi gà, dê, thỏ...

Bên cạnh các tiểu dự án về cơ sở hạ tầng (CSHT), an ninh lương thực và dinh dưỡng, đa dạng hóa sinh kế, tiểu dự án liên kết thị trường cũng được Dự án GNTN tỉnh Đắk Nông chú trọng. Đây là hoạt động mà Dự án đóng vai trò trung gian vừa là động lực, giúp nông dân tiếp cận với phương thức làm ăn mới nhằm hướng đến ổn định sản xuất, thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Như trước đây bà con vẫn bám nghề truyền thống theo kinh nghiệm địa phương nên vẫn nghe mãi bài ca, "được mùa mất giá", "được giá mất mùa". Ông Trần Nam Thuần - GĐ BQLDA huyện Đắk Glong cho biết "Ở thời điểm trước khi thực hiện liên kết đối tác sản xuất, các hộ nghèo vùng dự án tiến hành sản xuất trong điều kiện tự túc, tự phát và phân tán, cho nên khối lượng hàng hóa cung ứng thị trường ít, sản phẩm bán ra chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư thương dẫn đến lợi nhuận thu được thấp, cho nên ít có điều kiện tái đầu tư sản xuất". Tuy nhiên, những hạn chế này đã từng bước được khắc phục thông qua cơ chế hỗ trợ của liên kết đối tác sản xuất, đối tượng hưởng lợi của dự án không những nhận được các hỗ trợ về nguồn lực đầu vào mà họ còn được tham gia vào quá trình mua sắm vật tư sản xuất, được định hướng để tiến hành sản xuất với những loại cây trồng có thế mạnh ở địa phương và được trao đổi kinh nghiệm, kiến thức thông qua các buổi sinh hoạt nhóm.

Qua đó, khắc phục tình trạng sản xuất cá thể. Lợi ích từ hoạt động này còn được thể hiện thông qua việc ký hợp đồng với đối tác để bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá thu mua bảo hiểm, bảo đảm sản xuất có lãi và người sản xuất thu được lợi nhuận sau quá trình sản xuất. Như vậy, từ việc kết hợp các nguồn lực đầu vào gắn với tổ chức sản xuất và thị trường, hoạt động liên kết đối tác sản xuất đã đem lại lợi ích cho người nghèo thông qua phương thức tạo cơ hội, trao quyền gắn với hỗ trợ đầu vào, tạo nguồn lực cho mô hình kinh tế hộ gia đình phát triển.

Để giúp các xã trong vùng dự án thúc đẩy phát triển các hoạt động sinh kế định hướng thị trường, bước đầu, Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên tỉnh Đắk Nông đã chọn cây dâu tằm trồng tại huyện Đắk Glong và cây khoai lang vào trồng tại Tuy Đức đưa vào thực hiệnvới tổng mức đầu tư gần 2 tỷ đồng, diện tích thực hiện là trên 20 ha cùng sự tham gia của 55 hộ dân.Nhóm cải thiện sinh kế (LEG) liên kết thị trường (LKTT)trồng dâu nuôi, tằm Bon B’Srê B có 15 hộ, với diện tích ban đầu 4,5 ha. Trong đó, có 3 hộ khá giữ vai trò đầu tàu, giúp cho các hộ trong nhóm về kinh nghiệm, phương thức làm ăn.

Qua trao đổi với người dân nơi đây chúng tôi được biết: "Trước đây, trên diện tích đất đồi này, bà con chúng tôi chỉ trồng sắn, trồng ngô, thu nhập từ những cây trồng này chưa đủ để có thể thoát nghèo. Vì thế  khi được Dự án hỗ trợ các hộ đều nhất trí bắt tay vào làm”. Hơn nữa  nghề trồng dâu, nuôi tằmđã được người dân trồng một vài năm trở lại đây, tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ tự phát và sản phẩm kén làm ra phải xuất bán sang tận Lâm Đồng nên chi phí tăng cao. Hiện nay TDA liên kết thị trường trồng dâu nuôi tằm đang triển khai trên địa bàn xã Đắk Som huyện Đắk Glong, cây dâu sinh trưởng phát triển tươi tốt hứa hẹn cho năng suất cao, sản lượng dự kiến 135 tấn lá dâu/4,5 ha,bình quân mỗi hộ thu về khoảng 7 triệu đống/ tháng.

Việc xây dựng nhóm LEG liên kết trồng dâu nuôi tằm là tạo điều kiện để các thành viên nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc dâu, kỹ thuật nuôi tằm thông qua các lớp tập huấn. Đồng thời, bỏ qua khâu trung gian trong tiêu thụ sản phấm để nâng cao thu nhập mở ra cơ hội thoát nghèo mới cho người dân trên xã Đắk Som nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung.

Bên cạnh tiểu dự án trồng dâu, nuôi tằm, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Đắk Nông còn xúc tiến xây dựng tiểu dự án liên kết thị trường đối với cây khoai lang tại xã Quảng Tâm (Tuy Đức) đang trình Ban Điều phối trung ương và Ngân hàng thế giới xem xét sẽ triển khai trong năm 2017.

Như vậy, việc triển khai các TDA Liên kết thị trường như trồng dâu tằm,trồng khoai lang sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp của các trong vùng dự án, đồng thời sẽ tạo ra thị trường bán buôn chính thức cho người dân. Góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, tăng thu nhập và ổn định đời sống nhân dân, đáp ứng mục tiêu phát triển sinh kế bền vững như mục tiêu dự án đã đề ra./.

File đính kèm:
Nguyễn Trọng Tuyển - TV NCNL&TT
Tin khác
 
Thông báo
Website liên kết
Thăm dò dư luận
Lĩnh vực thủ tục hành chính mà doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp phiền hà nhất khi thực hiện tại tỉnh Đắk Nông








Thống kê truy cập
trực tuyến 189
ngày hôm nay 1891
ngày hôm qua 3355
tuần này 11272
tất cả 186961