TIN TỨC
Trang chủ  Thông tin chỉ đạo, điều hành Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Nông
HƯỚNG DẪN PHÂN BỔ VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2017
Đăng ngày: (29-12-2016); Số lượt đọc: 1337

Thực hiện Công văn số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 và năm 2017; Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Đắk Nông, kỳ họp thứ 3, khoá III, nhiệm kỳ 2016-2021, về việc thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017. Để triển khai có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh và đảm bảo theo đúng các quy định của Trung ương; UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 6741/UBND-KTKH ngày 15/12/2016, chỉ đạo các Chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện việc phân bổ vốn và tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và Trái phiếu Chính phủ năm 2017, theo một số nội dung như sau:

1. Đối với việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước và Trái phiếu Chính phủ năm 2017.

- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển năm 2017 phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, ngày 10/9/1015, về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; Quyết  định số 40/2015/QĐ-TTg, ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ĐTPT bằng nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 và các Chỉ thị số: 21/CT-TTg ngày 02/6/2016; 07/CT-TTg, ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phân bổ vốn ĐTPT năm 2017 cho các chương trình, dự án đã dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020; đồng thời, bố trí đúng mục tiêu, cơ cấu, mức vốn của các nguồn vốn được Trung ương thông báo.

- UBND tỉnh sẽ giao danh mục và mức vốn cụ thể cho từng dự án; trên cơ sở đó, yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã căn cứ mức vốn đã giao khẩn trương thực hiện việc phân khai chi tiết theo quy định, ưu tiên cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trước, còn lại mới giải ngân cho các công việc khác, nghiêm cấm việc ứng trước kế hoạch vốn cho đơn vị thi công khi chưa bàn giao mặt bằng; lựa chọn nhà thầu thi công có chất lượng để đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành nhằm giải ngân kịp thời, đúng quy định cho các dự án. Trong việc lựa chọn nhà thầu thi công, các chủ đầu tư phải kiên quyết không giao thầu cho các đơn vị thi công đang thực hiện nhiều dự án dở dang, chậm tiến độ, chậm làm hồ sơ quyết toán thi công công trình hoàn thành, không đảm bảo chất lượng công trình. Việc ứng vốn cho đơn vị thi công phải thực hiện theo quy định hiện hành.

- Ưu tiên bố trí đủ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ để thanh toán nợ 100% đối với các dự án hoàn thành đã quyết toán, đối với các dự án hoàn thành trước 31/12/2016 nhưng chưa thực hiện quyết toán và các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2017 thì bố trí kế hoạch  đạt 100% giá trị được phê duyệt (không bao gồm dự phòng phí của dự án và đảm bảo tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư). Riêng đối với nguồn vốn ngân sách địa phương bố trí đủ vốn cho công trình đã quyết toán, bố trí 80% cho các dự án hoàn thành nhưng chưa quyết toán (phần còn lại sẽ bố trí đủ khi dự án quyết toán hoàn thành);

- Thực hiện thu hồi các khoản ứng trước của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước theo quy định; bố trí đủ mức vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn nước ngoài (ODA) theo Hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ;

- Số vốn còn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ đã được phê duyệt (đảm bảo nhóm C không quá 3 năm, nhóm B không quá 5 năm), phù hợp với khả năng cân đối của giai đoạn tiếp theo, không để gây nợ đọng xây dựng cơ bản;

- Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án đầu tư nguồn vốn Ngân sách địa phương để lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và chuẩn bị hồ sơ vận động các dự án ODA, biến đổi khí hậu;

- Sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án nêu trên, còn lại mới mở mới các dự án cấp bách, theo quy định của Luật Đầu tư công. Chỉ được phép bố trí vốn kế hoạch đầu tư công năm 2017 cho các dự án khởi công mới sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2016 theo Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ, về kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm. UBND tỉnh cho phép UBND các huyện, thị xã tự chịu trách nhiệm thẩm định vốn để phê duyệt quyết định đầu tư theo Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 03/11/2015 của UBND tỉnh, về ban hành quy định phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Đối với nguồn vốn tỉnh phân cấp cho cấp huyện, giao UBND các huyện, thị xã tự thẩm định nguồn vốn, phù hợp với khả năng cân đối hằng năm, đảm bảo bố trí đúng nguồn vốn, đúng quy định tại Nghị quyết số 30/2015/NQ-HDND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh, Luật đầu tư công và các văn bản liên quan đến xây dựng và đầu tư (mỗi huyện phân bổ vốn thực hiện lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tối thiểu 2 tỷ đồng/năm);

- Đối với ngân sách cấp huyện, thị xã phải đảm bảo theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn;

- Đối với nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia: Theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và giảm nghèo bền vững, áp dụng cho giai đoạn 2017-2020. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo rà soát, xác định lại danh mục các xã khu vực biên giới, xã và thôn, bon đặc biệt khó khăn để trình Ủy ban Dân tộc phê duyệt theo quy định. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ giao danh mục và mức vốn cụ thể cho từng dự án sau khi được Ủy ban Dân tộc phê duyệt;

- Đối với nguồn vốn TPCP: Tại Công văn số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc rà soát danh mục dự án, dự kiến vốn và hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2016-2020, nhu cầu và dự kiến kế hoạch năm 2017, thông báo kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2017-2020 của tỉnh là 787 tỷ đồng (chưa thông báo mức vốn năm 2017). Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan hoàn thiện các trình tự thủ tục đầu tư của các chương trình, dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và Công văn số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. UBND tỉnh sẽ giao danh mục và mức vốn cụ thể cho từng dự án sau khi Trung ương có quyết định giao vốn TPCP năm 2017;

- Đối với nguồn vốn nước ngoài (ODA): Việc phân bổ kế hoạch vốn nước ngoài năm 2017 của các dự án Ô có cơ cấu hỗn hợp được thực hiện theo kế hoạch phân khai chi tiết của các Bộ chủ quản và Hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ. Do đó, sau khi có quyết định giao vốn chính thức của Trung ương, UBND tỉnh sẽ giao danh mục và mức vốn cụ thể cho từng dự án ODA.

2. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng.

- Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo không lãng phí, thất thoát vốn đầu tư và các quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật này. Ngoài ra, đối với nguồn vốn đầu tư tỉnh phân cấp cho huyện thực hiện nghiêm Nghị quyết số 30/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức và nhiệm vụ phân bổ vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện giai đoạn 2016 - 2020;

- Yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, về việc những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; cụ thể như sau:

+ Ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2016 và các dự án chuyển tiếp theo tiến độ phê duyệt, chỉ được khởi công mới khi đã thanh toán hết nợ đọng xây dựng cơ bản;

+ Các dự án đã được phê duyệt quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao (kể cả ngân sách cấp huyện quản lý), thực hiện theo đúng tiến độ quy định của Luật Đầu tư công (dự án nhóm C không quá 3 năm, nhóm B không quá 5 năm, nhóm A không quá 8 năm) và tuyệt đối không để phát sinh nợ đọng xây dựng. Trường hợp, dự án nào phát sinh nợ đọng thì Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

- Nghiêm cấm việc điều chỉnh tăng quy mô dự án hoặc nâng cấp hạng mục công trình đã được cấp thẩm quyền phê duyệt làm tăng tổng mức đầu tư đã được duyệt. UBND tỉnh không bố trí kế hoạch vốn cho các dự án thực hiện vượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư thì UBND các huyện, thị xã hoặc Chủ đầu tư tự cân đối các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành dự án theo quy định;

- Đối với các dự án đầu tư dở dang và khởi công mới, yêu cầu các Chủ đầu tư phải thực hiện tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các dự án (theo Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ, về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016);

- Đối với các dự án khởi công mới phải đảm bảo thời gian theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; đồng thời, Chủ đầu tư phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ứng trước của các nhà thầu; xử lý nghiêm các nhà thầu sử dụng vốn ứng trước không đúng mục đích.

- Chỉ được gia hạn thời gian thi công nếu có lí do khách quan, bất khả kháng. Trường hợp, đề nghị gia hạn thời gian thi công thì dự án phải còn trong thời gian được phép thi công.

- Ngoài ra, đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện việc phân bổ, quản lý vốn đầu tư theo đúng nguyên tắc, định mức quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ; Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về quản lý đầu tư xây dựng các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và các văn bản khác có liên quan;

- Đối với các dự án hoàn thành được bố trí kế hoạch vốn đầu tư năm 2017 để tất toán hoàn thành dự án thì thanh toán hết 100% kế hoạch vốn trong năm 2017. Trường hợp, trong năm kế hoạch không giải ngân hết, UBND tỉnh sẽ không bố trí kế hoạch vốn các năm tiếp theo chi trả cho các dự án này, Chủ đầu tư tự cân đối vốn để thanh toán và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh;

- Kiên quyết cắt giảm kế hoạch vốn năm 2017 của các dự án chậm thực hiện, giải ngân vốn theo nguyên tắc: Đối với các dự án khởi công mới nếu đến ngày 15/7/2017 mà chủ đầu tư chưa giao dịch tại Kho bạc Nhà nước, đến hết tháng 9/2017 chưa giải ngân được 50% kế hoạch, đến hết tháng 10/2017 chưa giải ngân được 80% kế hoạch thì cắt giảm vốn để bổ sung cho các dự án khác. Đối với dự án chuyển tiếp đến hết tháng 7/2017 chưa giải ngân được 50% kế hoạch, đến hết tháng 10/2017 chưa giải ngân được 80% kế hoạch thì cắt giảm vốn để bổ sung cho các dự án khác. Ngoài ra, đối với các dự án chuyển tiếp đến ngày 30/9/2017 giải ngân dưới 30% thì không bố trí kế hoạch vốn đầu tư năm 2018, để tập trung giải ngân kế hoạch vốn kéo dài và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh;

- Các dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng đề nghị các Chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hồ sơ quyết toán hoàn thành dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo đúng thời hạn quy định tại Điều 22, Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính, quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định, chủ đầu tư có văn bản yêu cầu nhà thầu thực hiện quyết toán hợp đồng hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quyết toán hợp đồng kèm theo thời hạn thực hiện. Sau khi chủ đầu tư đã gửi văn bản lần thứ 03 đến nhà thầu, nhưng nhà thầu vẫn không thực hiện các nội dung theo yêu cầu; chủ đầu tư được căn cứ những hồ sơ thực tế đã thực hiện của hợp đồng để thực hiện hồ sơ quyết toán (không cần bao gồm quyết toán A-B), xác định giá trị đề nghị quyết toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Nhà thầu chịu hoàn toàn các tổn thất, thiệt hại (nếu có) và có trách nhiệm chấp hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án của cấp có thẩm quyền (theo khoản 4, Điều 8, Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính);

- Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà thầu cung cấp cho các công việc cần thiết phải thực hiện theo đúng quy định Điều 8, Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; nghiêm cấm việc để số dư tạm ứng vốn đầu tư kéo dài nhiều năm không phát sinh khối lượng để thu hồi.

File đính kèm:
Tin khác
 
Thông báo
Website liên kết
Thăm dò dư luận
Lĩnh vực thủ tục hành chính mà doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp phiền hà nhất khi thực hiện tại tỉnh Đắk Nông








Thống kê truy cập
trực tuyến 73
ngày hôm nay 7198
ngày hôm qua 6502
tuần này 13701
tất cả 272284