TIN TỨC
Trang chủ  Tin tức - Sự kiện
Tình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông, lâm nghiệp trên đại bàn tỉnh Đắk Nông
Đăng ngày: (23-01-2015); Số lượt đọc: 1452
UBND tỉnh Đắk Nông đã xác định mô hình sắp xếp 05/16 công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

I. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH ĐẮK NÔNG

1. Về sắp xếp mô hình tổ chức

a) Số lượng nông, Lâm trường quốc doanh tính trước thời điểm có Quyết định số 66/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ:

- 02 Nông trường quốc doanh, hạch toán độc lập;

- 23 Lâm trường quốc doanh, hạch toán độc lập;

- 05 Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.

b) Kết quả rà soát và số lượng Công ty sản xuất kinh doanh từ khi có Quyết định số 66/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ:

- 16 Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh (Trong đó: 02 Công ty Cà phê, 14 Công ty Lâm nghiệp (trong đó có 01 đơn vị sáp nhập và 03 đơn vị hạch toán phụ thuộc);

+ 01 Lâm trường cho bàn giao nguyên trạng cho Công ty Cao su Phú Riềng;

+ 03 Lâm trường giải thể;

+ 05 Ban quản lý rừng phòng hộ, Khu Bảo tồn thiên nhiên.

c) Kết quả thực hiện phương án sắp xếp đổi mới các nông lâm trường quốc doanh:

- 15 Công ty Lâm nghiệp chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV:

- 01 Công ty chưa chuyển thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV (Công ty Cà phê Đức Lập): Lý do Công ty đang bị âm vốn nhà nước. UBND tỉnh đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo Công ty xây dựng đề án chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên theo điều 80 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, trình UBND tỉnh quyết định.

2. Về đổi mới quản lý, sử dụng đất

a) Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 16 Nông, Lâm trường quốc doanh với tổng diện tích được giao là 340.532,32 ha. Sau khi sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ, tính đến ngày 30/6/2012 các Nông, Lâm trường quốc doanh còn sử dụng với tổng diện tích là 282.247,95 ha, giảm đi so với trước khi sắp xếp là 58.284,37 ha, Trong đó:

-        Diện tích được giao: 66.490,82 ha;

-        Diện tích thuê có thu tiền: 214.461,94 ha;

-        Diên tích còn lại: 1.295,19 ha.

b)  Diện tích đất đã giao về địa phương quản lý 58.284,37 ha; đạt 88%, so sánh với kế hoạch dự kiến giao (diện tích dự kiến bàn giao cho địa phương là 59.579,56 ha )

c) Kết quả xử lý các trường hợp sử dụng đất:

- Diện tích đất đang cho thuê: 214.461,94 ha, đạt 62,98 % so với diện tích trước sắp xếp.

- Diện tích đất đang liên doanh, liên kết 5.530,70 ha, đạt 1,62 % so với diện tích trước sắp xếp.

d) Đối với đất Nông, Lâm trường giữ lại để sản xuất kinh doanh đang áp dụng các hình thức sử dụng:

            - Giao khoán theo Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước là: 545,00 ha;

            - Giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ Về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh là: 4.066,13 ha.

đ) Diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 277.591,23 ha/55 giấy, đạt 98,35 % so với tổng diện tích đất của các Nông, Lâm trường giữ lại để sản suất kinh doanh là 282.247,95 ha.

e) Diện tích đất đã ký hợp đồng thuê đất với địa phương là: 214.461,94 ha, đạt 75,98 % so với tổng diện tích đất của các Nông, Lâm trường giữ lại để sản suất kinh doanh là 282.247,95 ha.

3. Về đổi mới tài chính; tín dụng

a) Về tài chính:

- Vốn điều lệ: 152.545 triệu đồng; tính bình quân/đơn vị: 9.534,06 triệu đồng;

- Vốn chủ sở hữu: 276.759 triệu đồng; tính bình quân/đơn vị: 17.297,44 triệu đồng;

- Vốn vay: 56.974 triệu đồng; tính bình quân/đơn vị: 3.560,88 triệu đồng;

- Các khoản phải thu: 83.987 triệu đồng; bình quân/đơn vị: 5.249,19 triệu đồng;

- Các khoản phải trả: 273.930 triệu đồng; bình quân/đơn vị: 17.120,63 triệu đồng;

- Kết quả xử lý tài chính:

+ Tiền thanh lý vườn cây, rừng trồng, đàn gia súc, khấu hao cơ bản 10.002 triệu đồng, để lại cho doanh nghiệp: 8.000 triệu đồng.

+ Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: 13.000 triệu đồng.

+ Giá trị 23.200 triệu đồng.

4. Về sắp xếp lại lao động

- Tổng số lao động: 1.460 người.

Trong đó:

+ Lao động trong danh sách đóng bảo hiểm xã hội: 759 người.

+ Lao động nhận khoán đất: 201 người.

5. Về đổi mới công tác khoa học công nghệ

Các Công ty Nông, Lâm nghiệp sau khi chuyển đổi đã kiện toàn tổ chức bộ máy, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, đi vào ổn định và phát triển đa ngành nghề. Trên cơ sở phương án đổi mới đã được phê duyệt, các đơn vị đã chủ động sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề như: Kinh doanh vật tư, phân bón; xây dựng xưởng chế biến gỗ để tận thu nguồn nguyên liệu sẵn có; lập dự án trồng rừng nguyên liệu, trồng cao su, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Một số Công ty Lâm nghiệp đã mạnh dạn vay vốn chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất hàng mộc phục vụ tiêu dùng trong nước. Các Công ty Cà phê, Cao su đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đầu tư hướng dẫn kỹ thuật, giao khoán chăm sóc vườn cây và các dịch vụ thiết yếu khác, năng suất vườn cây được nâng lên; đời sống của cán bộ công nhân viên và người lao động được cải thiện đáng kể.

6. Về kết quả chuyển đổi khoán sử dụng đất theo Nghị định số 01/CP sang khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP

- Số diện tích đã ký lại hợp đồng chuyển đổi từ khoán theo Nghị định số 01/CP sang khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP: 4.066,13 ha; đạt 746% so với tổng diện tích giao khoán theo Nghị định 01/CP (giao khoán theo Nghị định số 01/CP là: 545,0 ha);

- Diện tích khoán mới theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP: 4.066,13 ha; đạt 6% so với tổng diện tích được giao;

- Số lao động chuyển từ khoán 01/CP sang nhận khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP: 3.747,2 ha/333 hộ, bằng 89% so với tổng số lao động nhận khoán theo Nghị định số 01/CP;

- Số lao động nhận khoán mới theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP: 442 người 30% so với tổng số lao động;

- Đánh giá kết quả khoán theo Nghị định số 01/CP và Nghị định số 135/NĐ-CP của Chính phủ:

+ Kết quả đạt được:

Việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và cộng động đồng dân cư sống gần rừng quản lý đã đem lại hiệu quả. Do vậy trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng các Công ty Lâm nghiệp cần tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích giao khoán cho công đồng dân cư, đặc biệt là những diện tích rừng tự nhiên cần được khoanh nuôi bảo vệ. Hợp đồng giao nhận khoán dựa trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai và thể hiện rõ quyền, trách nhiệm và lợi ích giữ Công ty với bên nhận khoán. Lợi ích của các bên phải được xác định rõ ràng, cụ thể và lợi ích phải lấy từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh rừng và gắn với sản phẩm cuối cùng. 

Đa số các Công ty Nông, Lâm nghiệp đã thực hiện việc rà soát đất đai; một số Công ty Lâm nghiệp đã quản lý rừng, sử dụng đất khá hiệu quả, phân định rõ ranh giới các loại rừng và đất đai; các khu vực tổ chức sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp tập trung, các vùng giao khoán hoặc liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân khác.

+ Hạn chế, yếu kém:

 Việc thực hiện khoán sử dụng đất còn nhiều tồn tại, các Công ty được giao quản lý sử dụng diện tích đất lớn, không có vốn đầu tư, năng lực tổ chức sản xuất yếu kém, thực hiện khoán không đúng đối tượng, khoán trắng, khoán không tính đến giá trị quyền sử dụng đất, để đất hoang hóa, cho thuê, cho mượn liên doanh, liên kết… không đúng đối tượng nên chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng đất. Một số đơn vị thực hiện cơ chế khoán chưa rõ ràng, nhất là do có sự thay đổi về thời hạn nhận khoán, đối tượng nhận khoán và định mức khoán. Do vậy sau khi sắp xếp lại, việc chuyển đổi khoán gặp nhiều khó khăn nên triển khai rất chậm. Việc đưa giá thuê đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất vào định mức khoán chưa thực hiện được.

7. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Năng suất bình quân một số cây trồng, vật nuôi chính: 2,5 tấn/ha;

- Giá trị sản lượng: Tổng số: 104.925 triệu đồng;

- Giá thành sản phẩm (một số loại sản phẩm cây trồng, vật nuôi chính): 40.000 đồng/kg;

- Doanh thu: Tổng số: 104.925 triệu đồng; bình quân: 6.557,81 triệu đồng/đơn vị;

- Lợi nhuận trước thuế: 4.153 triệu đồng; bình quân 260 triệu đồng/đơn vị;

- Lợi nhuận sau thuế: 2.223 triệu đồng; bình quân 139 triệu đồng/đơn vị;

- Nộp ngân sách: 20.710 triệu đồng; bình quân 1.294 triệu đồng/đơn vị;

- Thu nhập bình quân: 3,5 triệu đồng/người/tháng;

- Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị:

Sau khi chuyển đổi, các Công ty đã kiện toàn tổ chức, từng bước ổn định và phát triển đa ngành nghề, nộp ngân sách và đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động.

Một số Công ty có tiềm năng về tài chính, tài nguyên rừng đã chủ động mở rộng sản xuất (như Công ty Lâm nghiệp: Đắk Mil, Nam Nung, Đắk Wil…). Một số Công ty mặc dù thiếu vốn đầu tư, hưởng lợi từ rừng không đáng kể, nhưng đơn vị đã mở rộng sản xuất kinh doanh như: Xăng dầu, trồng Cao su, sản xuất cây giống, …( Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Nam Nung, Thuận Tân, Gia Nghĩa…) bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Một số Công ty có tài nguyên rừng nghèo, chủng loại gỗ giá trị thấp, không năng động trong việc mở rộng các hoạt động sản xuất, thiếu vốn để đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng và mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn (chủ yếu là vốn tạo rừng) không đủ để hoạt động sản xuất kinh doanh, không có tài sản thế chấp nên rất khó cho việc mở rộng ngành nghề sản xuất (Công ty Cà phê Đức Lập, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Măng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trường Xuân).

Những tồn tại, hạn chế

- Các Công ty chuyển đổi là các Công ty Lâm nghiệp nhưng chưa xác định được giá trị các loại rừng, do đó tính khả thi của Đề án chưa cao, nhất là việc lựa chọn phương thức hoạt động;

 - Việc xác định vốn điều lệ chưa rõ ràng, có những khoản chi chỉ có tên trong tài khoản, nhưng thực tế không có vốn (vốn tạo rừng);

- Việc cập nhật thông tin diễn biến tài nguyên rừng của các Công ty còn chậm, hầu hết các đơn vị chưa xây dựng kế hoạch, quy hoạch lâu dài về việc sử dụng rừng và sử dụng đất;

- Một số Công ty chưa mở rộng ngành, nghề kinh doanh hoặc có mở, nhưng với tính chất manh mún, quy mô nhỏ, kém hiệu quả, nguồn thu hàng năm vẫn phụ thuộc vào chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên;

- Các dự án sản xuất nông lâm nghiệp triển khai chậm, thiếu việc kiểm tra, giám sát dự án dẫn đến kết quả đạt được không cao, vẫn còn tình trạng rừng bị chặt phá diễn ra tại các dự án;

- Nguồn vốn hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ đối với diện tích rừng nghèo kiệt rất ít, trong khi đó các Công ty phải bố trí kinh phí quản lý, bảo vệ diện tích này. Do vậy, một số Công ty không có nguồn thu từ khai thác gỗ nên không bố trí được kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Nguyên nhân

- Nguyên nhân của tình trạng phá rừng tại một số đơn vị là do điều kiện đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp như: Cao su, Cà phê, giá các sản phẩm nông sản cao, mang lại nhiều lợi nhuận, hoặc nằm trong khu vực định hướng phát triển đô thị;

- Quan hệ, phối hợp giữa chủ rừng với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ; giải quyết các vụ vi phạm chưa nghiêm, chưa dứt điểm; Công tác quản lý nhân hộ khẩu và dân di cư tự do chưa được tốt (tại Công ty Lâm nghiệp: Quảng Sơn, Quảng Tín, Đắk R’măng, …);

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sản xuất lâm nghiệp của địa phương chưa được quan tâm đúng mức, thiếu nguồn kinh phí để triển khai thực hiện;

- Các Công ty hiện không được bố trí bổ sung vốn điều lệ theo quy định. Khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của nhà nước và các tổ chức tín dụng là rất khó khăn.

Nhận xét chung

1.Về công tác cán bộ

Nhìn chung, sau khi chuyển đổi các Công ty Lâm nghiệp đã sắp xếp, đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý; đã đánh giá được những khó khăn tồn tại cần khắc phục. Qua đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm phải giải quyết trong thời gian tới để đáp ứng được nhiệm vụ tổ chức sản xuất theo đề án Công ty TNHH MTV.

Cán bộ có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng và trung cấp hiện có trong các Công ty chiếm tỷ lệ tương đối lớn nên có khả năng đáp ứng được nhiệm vụ công tác trong tình hình mới; tuy nhiên cần phải tiếp tục được bồi dưỡng, tập huấn thêm về nghiệp vụ chuyên môn, nhất là đối với lực lượng thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.

2. Về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Sau khi sắp xếp đổi mới, các Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, xây dựng và lập các dự án đầu tư phát triển rừng, tuy nhiên do nguồn vốn hạn chế, tình trạng xâm canh, lấn chiếm và tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến trên các địa bàn; dẫn đến các dự án đầu tư không triển khai được.

Hoạt động lâm nghiệp của các Công ty hiện nay chủ yếu là quản lý bảo vệ và khai thác gỗ theo chỉ tiêu phân bổ hàng năm, các hoạt động khác như trồng rừng, nuôi dưỡng rừng chưa được quan tâm đúng mức.

Một số Công ty quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao chưa tốt như:  Công ty Lâm nghiệp: Trường Xuân, Thuận Tân, Quảng Đức, Gia Nghĩa, Quảng Tín; tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng xảy ra liên tục, diễn biến hết sức phức tạp, nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Công tác theo dõi diễn biến rừng của các Công ty chưa sát, chưa đúng và chưa kịp thời.

 3. Về tình hình quản lý, sử dụng lao động

  Các Công ty đã ổn định tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý, phân công cụ thể trách nhiệm của từng phòng ban, giải quyết kịp thời chế độ cho người lao động, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Hiệu quả sử dụng lao động của các Công ty tương đối tốt, từng bước tổ chức đào tạo cán bộ quản lý, kịp thời thích ứng với cơ chế hiện nay.

Việc mở rộng ngành nghề kinh doanh như sản xuất cây giống, chế biến gỗ, mộc dân dụng của các đơn vị đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phân dân cư địa phương (Công ty TNTT MTV: Gia Nghĩa, Nam Nung, Đại Thành), thu hút nhiều lao động có tay nghề, góp phần nâng cao doanh thu của Công ty và tăng thu nhập cho người lao động.

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY NÔNG LÂM NGHIỆP

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình, kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, UBND tỉnh Đắk Nông đã xác định mô hình sắp xếp 05/16 công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

            - Chuyển thành Công ty lâm nghiệp công ích đối với các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Đức Hòa, Quảng Sơn, Đắk N’tao.

            - Chuyển thành Công ty cổ phần đối với Công ty TNHH MTV Nam Nung (đơn vị xây dựng 02 phương án: Nhà nước nắm giữ 65% và nhà nước nắm giữ 75% và đề xuất UBND tỉnh phương án tối ưu).

            - Chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ đối với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Nông thống nhất phương án tăng diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung từ 12.307,8 ha lên 20.213,07 (tăng 7.905,27 ha), với diện tích quy hoạch mở rộng được lấy từ các Công ty, gồm:

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn: 1.231,52 ha;

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức: 1.267,84 ha;

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Nung: 929,73 ha;

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa: 2.726,28 ha;

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk N’tao: 1.749,9 ha.

Như vậy, sau khi bàn giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung và dự kiến giao trả về địa phương, số diện tích còn lại để các công ty nông, lâm nghiệp lập đề án chuyển đổi cụ thể như sau:

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn: 1.231,52 ha (Diện tích dự kiến  giao trả cho địa phương: 4.4253,2 ha);

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức: khoảng 10.000 ha;

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Nung: 2.977,97 (Diện tích dự kiến  giao trả cho địa phương (bao gồm cả diện tích chuyển cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức để thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ): 6.349,24  ha);

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa: 7.956,82 ha (Diện tích dự kiến  giao trả cho địa phương: 2.424,9 ha);

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk N’tao: 8.327,47 ha (Diện tích dự kiến  giao trả cho địa phương: 2.812,9 ha);

Đối với 14 công ty nông, lâm nghiệp còn lại, UBND đã chỉ đạo Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan xác định mô hình sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các công ty nông lâm, báo cáo UBND tỉnh trước 5/2015./.

File đính kèm:
Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Tin khác
 
Thông báo
Website liên kết
Thăm dò dư luận
Lĩnh vực thủ tục hành chính mà doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp phiền hà nhất khi thực hiện tại tỉnh Đắk Nông








Thống kê truy cập
trực tuyến 123
ngày hôm nay 794
ngày hôm qua 3355
tuần này 10175
tất cả 185864