TIN TỨC
Trang chủ  Tin tức - Sự kiện
Tình hình 03 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn (2016-2018)
Đăng ngày: (05-12-2018); Số lượt đọc: 530
 Trong thời gian qua các các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị xã hội và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc một cách quyết liệt, tích cực hơn; nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo có chuyển biến tích cực rõ nét hơn; các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong giai đoạn 2016-2018 các cấp, các ngành đã dành nhiều thời gian tập trung nghiên cứu và tham mưu hoàn thiện khung văn bản pháp lý để triển khai thực hiện các chương trình theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các địa phương đã tích cực chủ động hơn trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, đã ban hành các kế hoạch cụ thể để lồng ghép, huy động các nguồn vốn và tổ chức triển khai thực hiện, tránh tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự đầu tư của cấp trên.

 Công tác tuyên truyền, vận động tiếp tục được các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn từ cấp tỉnh đến xã và các thôn, bon, buôn, từ đó đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đồng thời phát huy được nhiều cách làm sáng tạo, huy động được nhiều nguồn lực hơn để đóng góp cho xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo.

Công tác kiểm tra, giám sát đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả; từ đó đã đề ra được những giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; nhất là đã kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

Kết quả thực hiện các chương trình giai đoạn 2016-2020 như sau:

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

- Về Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: có 61/61 xã đã hoàn thành công tác lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, đạt 100%. Hiện nay các xã đang rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung cho phù hợp với giai đoạn mới và đến nay đã có 13/61 xã đã được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đạt 21%. Đánh giá theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới thì 100% số xã đạt tiêu chí số 1 và Quy hoạch.

- Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Công tác xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trong 03 năm qua tiếp tục được các cấp, các ngành chú trọng quan tâm triển khai thực hiện; các địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu và tự chỉnh trang, xây dựng nhà cửa, khuôn viên sạch đẹp, do đó số lượng nhà tạm, dột nát ngày càng được thay thế bằng nhà kiên cố, khang trang đạt chuẩn theo quy định.

- Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nội dung trọng tậm, cốt lõi của Chương trình; vì vậy trong thời gian qua các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, xây dựng đề án, dự án phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng các mô phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương.   

- Về giảm nghèo và an sinh xã hội: Các Chương trình an sinh xã hội trong thời gian qua đã được các cơ quan, đơn vị và các địa phương thường xuyên quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị đã kịp thời tham mưu giải quyết các chế độ an sinh xã hội, đảm bảo mọi quyền lợi cho người dân; thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội,...; thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ các đối tượng chính sách nhân các dịp lễ, tết; rà soát, thực hiện công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo;...

- Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:

Đến nay 61/61 xã đã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo, tuy nhiên trong quá trình hoạt động dạy và học ở một số nơi cờn gặp nhiều khó khăn cần khắc phục như: Cơ sở vật chất trường học ở khu vực nông thôn chưa đồng bộ, phần lớn các trường học ở nông thôn thiếu phòng bộ môn, phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, công trình vệ sinh nước sạch nhất các trường mầm non và tiểu học do đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

          Trong thời gian qua mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đổi mới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần giảm tải cho tuyến trên.

          Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn kết với phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả, đã tác động tích cực vào đời sống kinh tế - xã hội, làm chuyển biến bộ mặt đô thị, vùng nông thôn.

          - Về nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức xã trong thời gian qua được quan tâm triển khai thực hiện hiểu quả; do đó số lượng và chất lượng cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định ngày càng cao.

- Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn: Công tác quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn trong thời gian qua cơ bản ổn định và giữ vững. Lực lượng vũ trang của tỉnh đã thực hiện tốt công tác tham mưu, tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh, chủ động nắm bắt diễn biến tình hình không để bị động bất ngờ, chống lợi dụng dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm, địa bàn biên giới.

Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng nội dung, dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:

- Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho cán bộ các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn; thôn, bon, buôn đặc biệt khó khăn:

- Trong hai năm 2016 và năm 2017: Tổng số kinh phí được giao là: 78.860 triệu đồng, tổng số công trình và kinh phí phân theo hạng mục các công trình giao thông là: 61 công trình;  trường học là 35 công trình, nước sinh hoạt tập trung là 07 công trình, nhà sinh hoạt cộng đồng là 92 công trình.

Đối với dự án nâng cao năng lực cán bộ xã và cộng đồng dân cư các xã thuộc Chương trình 135: Được trang bị, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát thực hiện Chương trình 135 cũng như các chính sách dân tộc (tỉnh đã mở 48 lớp đào tạo, bồi dưỡng, với tổng số 2.166 học viên tham gia (năm 2018 với nguồn kinh phí được phân bổ cho dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng là 930 triệu đồng, hiện nay các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đang triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng).

- Chương trình 30a, chính sách đầu tư có sở hạ tầng nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao áp dụng cơ chế theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP:

Nguồn ngân sách trung ương bố trí vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình trên năm 2016 của tỉnh là 14.700 triệu đồng. Trong đó: Số công trình được đầu tư: 04 công trình chuyển tiếp (số công trình đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh: 03 công trình; số công trình để đảm bảo chuẩn hóa về giáo dục: 01 công trình).

- Dự án Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin:

Hoạt động truyền thông giảm nghèo: Từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các đơn vị được giao triển khai của tỉnh đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Báo Lao động xã hội,… tổ chức tuyên truyền, lắp đặt panô tuyên truyền phong trào “Cả nước chung  tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người nghèo tự vươn lên thoát nghèo”.

Hoạt động giảm nghèo về thông tin: Đã triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho 830 cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở, ưu tiên cán bộ cấp xã và thôn, bon, buôn; xuất bản tài liệu truyền thông giảm nghèo bền vững với số lượng 600 ấn phẩm cho đối tượng là cán bộ công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Dự án Nâng cao năng lực, giám sát đánh giá: Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo về kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch, dự án, tổ chức triển khai thực hiện và quản lý chương trình, trong năm 2016 -2017 tỉnh Đắk Nông đã tổ chức 16 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo với 2.400 lượt người tham gia, đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch đề ra.

2. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông:

Tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua “Đắk Nông chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

- Tập trung duy trì và nâng cao kết quả về giáo dục và đào tạo; phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn; tích cực vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Tuyên truyền, vận động quần chung nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

- Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, Bộ tiêu chí vườn mẫu-rẫy mẫy để các địa phương áp dụng, triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thực hiện xây dựng nông thôn mới đạt kết quả theo chiều sâu và ngày càng bền vững.

- Thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện giảm nghèo tập trung, “giảm nghèo có địa chỉ” ở những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, các xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, khu vực trong tỉnh.

- Tập trung thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ với các giải pháp như: tuyên truyền, vận động nâng cao dân trí, nhận thức, thay đổi các phong tục tập quán lạc hậu; dạy nghề, tạo việc làm; hỗ trợ về đất ở, các điều kiện phát triển sản xuất; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu vực vùng tập trung các hộ đồng bào dân tộc thiều số tại chỗ;...

- Định hướng các chính sách giảm nghèo là giảm dần các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp, tăng cường các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo. Có cơ chế khuyến khích tính chủ động, vươn lên tránh trông chờ ỷ lại vào Nhà nước của người nghèo.

                                                                Khúc Thị Thoi – Trưởng phòng KGVX

File đính kèm:
Tin khác
 
Thông báo
Website liên kết
Thăm dò dư luận
Lĩnh vực thủ tục hành chính mà doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp phiền hà nhất khi thực hiện tại tỉnh Đắk Nông








Thống kê truy cập
trực tuyến 150
ngày hôm nay 336
ngày hôm qua 3355
tuần này 9717
tất cả 185406