TIN TỨC
Trang chủ  Tin tức - Sự kiện
Một số kết quả lồng ghép các nguồn vốn thực hiện công tác giảm nghèo
Đăng ngày: (01-02-2018); Số lượt đọc: 535
Nhằm để nhìn nhận những kết quả đạt được, những mặt cần phải khắc phục trong công tác lồng ghép các nguồn vốn khác nhau thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong năm qua
 Quá trình triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo do Trung ương và tỉnh Đắk Nông ban hành cần phải có kế hoạch, có sự vào cuộc toàn diện của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội, của những người thụ hưởng các chính sách, nhằm huy động được nhiều nguồn lực khác nhau vào quá trình thực hiện xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Đắk Nông, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho người dân nghèo được hưởng các nhu cầu thiết yếu, nhằm bảo đảm cuộc sống. Chính sự huy động và thu được nhiều các nguồn lực khác nhau đó để thực hiện công tác giảm nghèo là quá trình lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện chương trình được hiệu quả; từ đó, để triển khai cụ thể trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quy định về cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2017-2020 tại Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 07/8/2017, trong đó xác định các hình thức lồng ghép các nguồn vốn khác nhau, gồm: Lồng ghép nguồn vốn giữa hai Chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững) để đầu tư xây dựng một công trình, dự án hoặc nhiều công trình dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn một xã hoặc liên xã; lồng ghép giữa nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia với các Chương trình, dự án khác đầu tư trên địa bàn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo; lồng ghép với các nguồn vốn ODA, FDI và NGO trên địa bàn; lồng ghép giữa nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn tài trợ, nguồn vốn do người dân đóng góp thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.v.v.

Việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc:

            1. Phải đảm bảo tính hiệu quả của các chương trình, dự án tham gia lồng ghép.

            2. Việc lồng ghép được thực hiện đồng bộ từ khâu lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách đến tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả đến khi hoàn thành mục tiêu.

3. Việc lồng ghép các nguồn vốn phải được thực hiện cụ thể, xác định thứ tự ưu tiên đối với từng công trình, dự án.

4. Quá trình thực hiện lồng ghép nguồn vốn phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, tiêu chí, cơ cấu nguồn vốn và nhiệm vụ riêng của từng chương trình, dự án.

5. Trong quá trình lồng ghép phần vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh là mang tính hỗ trợ và giao quyền tự chủ cho Ủy ban nhân dân xã, cộng đồng và người dân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo.

6. Thực hiện huy động sự đóng góp của người dân trên địa bàn trên nguyên tắc tự giác, tự nguyện, công khai, minh bạch, huy động trên nhiều hình thức (đóng góp bằng tiền mặt, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động...).

Do đó, từ những tình hình chung nói trên và các nguyên tắc đã được định hình, trong thời gian qua các đơn vị, địa phương đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện việc lồng ghép các nguồn vốn nhằm đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương một cách thực chất. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác lồng ghép và kêu gọi các nguồn vốn khác nhau thực hiện công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương vẫn chưa được chú trọng, gặp nhiều khó khăn như: Công tác lập kế hoạch lồng ghép chưa được triển khai cụ thể, kêu gọi nguồn vốn khác được ít, khó khăn trong việc huy động sự tham gia của người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp; việc lồng ghép nguồn vốn trong một công trình, dự án giữa chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững chưa được triển khai, mà nguồn vốn hai chương trình ở đa số các địa phương vẫn thực hiện các công trình, dự án riêng lẻ; nguồn lực chủ yếu để thực hiện công tác giảm nghèo của các đơn vị, địa phương vẫn chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh.

Một số kết quả cụ thể thực hiện trong năm:

- Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững:

+ Vốn đầu tư phát triển: Ngân sách Trung ương là 41.600 triệu đồng; huy động từ nhân dân đóng góp là 10.259 triệu đồng (theo các địa phương đề xuất tại Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Chương trình trong năm 2017). Việc lồng ghép với nguồn vốn huy động được thực hiện, tuy nhiên tiến độ giải ngân và huy động còn chậm, các địa phương chưa có báo cáo cụ thể về quá trình huy động và lồng ghép các nguồn vốn.

+ Phần vốn sự nghiệp thực hiện các mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, duy tu bảo dưỡng công trình, đào tạo, tập huấn là 14.584 triệu đồng. Một số tiểu dự án triển khai còn chậm, việc kêu gọi sự tài trợ của nguồn vốn khác còn hạn chế, các địa phương chưa có báo cáo cụ thể.

            - Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: Vốn ngân sách Trung ương 44.555 triệu đồng; ngân sách huyện 500 triệu đồng; nhân dân đóng góp 24.000 triệu đồng; huy động khác 1.148 triệu đồng.

            Ngoài ra, trong năm UBND tỉnh căn cứ vào tình hình ngân sách địa phương đã bố trí nguồn kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biết khó khăn về giáo dục, y tế, giao thông.v.v., nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, kích thích tiêu thụ hàng hóa, xóa đói giảm nghèo.

Từ một số kết quả cụ thể ở trên, thấy rằng:

- Quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong năm qua, các đơn vị, địa phương và toàn thể người dân đã có sự quan tâm và đồng lòng cùng nhau triển khai thực hiện, tuy nhiên kết quả thực hiện vẫn còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực lồng ghép, mà chủ yếu các dự án vẫn thực hiện đầu tư riêng lẻ, chỉ lồng ghép nội dự án, chưa liên kết giữa các dự án, đặc biệt là việc lồng ghép đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

- Các đơn vị, địa phương chưa xây dựng kế hoạch lồng ghép cụ thể để triển khai (đặc biệt là kết hợp giữa các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn để tạo ra hiệu quả đầu tư cao hơn). Đa số nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm mục đích thực hiện công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Nhiều địa phương chưa có sự chủ động trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn lực và kêu gọi các nguồn lực khác nhau cùng với sự hỗ trợ của nhà nước để triển khai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm mục đích giảm nghèo, còn có tâm lý trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước cấp trên hỗ trợ.

Vì vậy trong thời gian tới cần phải:

 - Các đơn vị, địa phương cần phải xác định được quá trình lồng ghép giữa các dự án, giữa các nguồn lực sẽ tạo được hiệu quả đầu tư cao hơn, huy động được tối đa các nguồn lực cùng tham gia thực hiện công tác giảm nghèo.

- Cần xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn lực từ đầu năm, cùng với việc xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia, để xác định rõ những công trình, dự án nào có thể lồng ghép với dự án khác, công trình dự án nào huy động sự tham gia của nhân dân, của doanh nghiệp, của nhà đầu tư trên địa bàn để có kế hoạch triển khai cụ thể. Các địa phương cần phải chú ý lồng ghép liên dự án đối với các chương trình, dự án có cùng mục đích đầu tư (như dự án ODA, dự án của các nhà đầu tư, doanh nghiệp…).

- Cần xây dựng kế hoạch vận động, tuyên truyền để người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp hiểu và nắm bắt các chủ trương về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 để thu hút sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội, tạo động lực phát triển, giảm nghèo ở địa phương.

- Trong quá trình báo cáo kết quả thực hiện và giải ngân chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hằng năm, đề nghị các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả quá trình thực hiện lồng ghép và thu hút các nguồn lực khác thực hiện công tác giảm nghèo để làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền; tham mưu kế hoạch lồng ghép chung của tỉnh nhằm cân đối các nguồn lực ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh hợp lý, công bằng giữa các đơn vị, địa phương.

File đính kèm:
Khúc Thị Thoi - Trưởng phòng KGVX
Tin khác
 
Thông báo
Website liên kết
Thăm dò dư luận
Lĩnh vực thủ tục hành chính mà doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp phiền hà nhất khi thực hiện tại tỉnh Đắk Nông








Thống kê truy cập
trực tuyến 26
ngày hôm nay 1547
ngày hôm qua 3755
tuần này 16558
tất cả 255571