TIN TỨC
Trang chủ  Tin tức - Sự kiện
Kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016, những nhiệm vụ giải pháp năm 2017
Đăng ngày: (27-03-2017); Số lượt đọc: 476
Ngày 14/3/2017, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016, kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Đắk Nông năm 2016, những nhiệm vụ giải pháp năm 2017:

Kết quả xếp hạng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016

Điểm tổng hợp chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 201653.63, tăng 4.67 điểm; vị trí xếp hạng 61/63 tỉnh/thành phố (xếp vào nhóm tương đối thấp), tăng 02 bậc so với năm 2015. Theo báo cáo của VCCI thì Đắk Nông là địa phương được đánh giá cải thiện mạnh mẽ về điểm số PCI so với năm 2015 (đứng thứ 3 về độ tăng điểm).

 

STT

Chỉ số thành phần

Năm 2016

Năm 2015

Tăng/
giảm điểm

Tăng/
giảm bậc

Trọng số các chỉ số

Điểm số

Thứ hạng

Điểm số

Thứ hạng

1

Gia nhập thị trường

8.39

41

8.24

42

0.15

1

5%

2

Tiếp cận đất đai

5.22

53

5.76

41

-0.54

-12

5%

3

Tính minh bạch

6.01

48

5.41

58

0.6

10

20%

4

Chi phí thời gian

7.03

15

5.71

57

1.32

42

5%

5

Chi phí không chính thức

5.36

30

3.61

62

1.75

32

10%

6

Cạnh tranh bình đẳng

3.86

57

3.83

58

0.03

1

5%

7

Tính năng động

3.86

61

4.07

53

-0.21

-8

20%

8

Hỗ trợ doanh nghiệp

4.8

56

4.85

58

-0.05

2

20%

9

Đào tạo lao động

5.12

55

4.39

61

0.73

6

5%

10

Thiết chế pháp lý

4.45

56

4.48

63

-0.03

7

5%

 

Tổng điểm

53.63

 61

48.96

63

4.67

 

100%

 

Đối với chỉ số cơ sở hạ tầng, Đắk Nông đứng thứ 61/63 tỉnh thành phố (trên Ninh Thuận và Bắc Kạn), đây là chỉ số không nằm trong hệ thống các chỉ số phần phần PCI. Tuy nhiên, những địa phương có vị trí địa lý không thuận lợi và cơ sở hạ tầng kém phát triển có thể là bất lợi trong cạnh tranh thứ hạng về PCI.

1. Các chỉ số tăng điểm: 06/10 chỉ số thành phần tăng điểm và tăng thứ hạng: 1. Chi phí gia nhập thị trường; 2. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, 3. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; 4. Chi phí không chính thức, 5. Cạnh tranh bình đẳng, 6. Đào tạo lao động.

2. Các chỉ số giảm điểm:

- 02/10 chỉ số thành phần giảm điểm, tăng thứ hạng: Hỗ trợ doanh nghiệp và Thiết chế pháp lý.

- 2/10 chỉ số thành phần giảm điểm và giảm thứ hạng: Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất và Tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

3. Kết quả điểm các chỉ tiêu trong từng chỉ số thành phần

3.1. Chỉ số Gia nhập thị trường:

Chỉ số này được 8.39 điểm, tăng 0.15 điểm, đứng thứ 41 và tăng 01 bậc so với năm 2015 (thấp hơn điểm trung vị là 0.14 điểm; trung vị là 8.53; cao nhất là: 9.28). Một số chỉ tiêu được đánh giá tốt như:

- Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất là 10 ngày, trung vị là 30 ngày.

- Thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là 3 ngày, trung vị là 5 ngày.

Các chỉ tiêu bị đánh giá chưa tốt:

- 28.28 doanh nghiệp được hỏi cho rằng Cán bộ tại  bộ phận Một cửa am hiểu về chuyên môn (điểm trung vị 40,91%, điểm cao nhất 57,49%).

- 22.22% doanh nghiệp được hỏi cho rằng Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Một cửa (điểm trung vị 29.33%, điểm cao nhất 50.54%).

- 16.67% doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động, trong khi điểm trung vị là 13.24%.

- Thời gian đăng ký doanh nghiệp bằng điểm trung vị là 7 ngày, thời gian ngắn nhất là 3.8 ngày, thời gian cao nhất 10 ngày.

- 62.63% doanh nghiệp được đánh giá thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai.

Từ kết quả nêu trên, có thể thấy rằng chất lượng cán bộ thực hiện công tác một cửa, việc ứng dụng công nghệ thông tin, việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính vẫn còn hạn chế, thời gian giải quyết hồ sơ vẫn còn cao hơn so với một số tỉnh.

3.2. Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất:

Chỉ số này được 5.22 điểm (thấp nhất trong 3 năm gần đây), đứng thứ 53, thấp hơn điểm trung vị là 0.59 điểm (trung vị 58.81 điểm) các chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt, gồm:

 - 76.6% doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ gặp khó khăn, cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh.

- 45,16% doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà/lo ngại cán bộ nhũng nhiễu (trung vị là 25% và cao nhất là 50%).

- 31.25% doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục. Như vậy, còn hơn 68.75% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

- 38,10% doanh nghiệp được hỏi cho rằng sự thay đổi khung giá đất của tỉnh chưa phù hợp với sự thay đổi giá thị trường.

- 72,47% doanh nghiệp được hỏi cho rằng khi bị thu hồi đất thì chưa được đền bù thỏa đáng; Doanh nghiệp đánh giá rủi ro khi bị thu hồi đất.

Như vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn, cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh và thủ tục hành chính về đất đai.

3.3. Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin:

Chỉ số này đạt 6.01 điểm, đứng thứ 48, tăng 0.6 điểm, tăng 10 bậc. Bên cạnh các chỉ tiêu được đánh giá tốt như: Các tài liệu về ngân sách được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt (80.95%); Các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh (95.56%) thì vẫn còn một số chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt:

- 85.58% doanh nghiệp được hỏi cho rằng Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu của tỉnh, trung vị 66.33%.

- 71.84% doanh nghiệp được hỏi cho rằng Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh, trung vị là 49.04%, cao nhất là 71.84%.

- 32.29% doanh nghiệp được hỏi cho rằng vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương trong việc xây dựng và phản biện chính sách, quy định của tỉnh.

- Điểm số về độ mở và chất lượng trang web của tỉnh đạt 29.5 điểm (trung vị là 31 điểm, cao nhất là 42 điểm).

Từ kết quả nêu trên, có thể thấy rằng các tài liệu của tỉnh chưa được công khai, đầy đủ trên các website; Hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp chưa đáp ứng kỳ vọng của các doanh nghiệp; Tỷ lệ doanh nghiệp và cán bộ thuế thương lượng cao nhất trong cả nước.

3.4. Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước:

Chỉ số này đạt 7.03 điểm, đứng thứ 15, tăng 1.32 điểm, tăng 42 bậc; đây là chỉ số tăng điểm và bậc nhiều nhất. Bên cạnh các chỉ tiêu được đánh giá tốt như: Doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (79.41%); Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (70.59%); Phí, lệ phí được công khai (95.05 %); Cán bộ nhà nước thân thiện (68.32%). Một số chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như:

- 56.73% doanh nghiệp được hỏi cho rằng Thủ tục giấy tờ đơn giản; 25% doanh nghiệp dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước.

- Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan): 2 cuộc, cao nhất là 2 cuộc.

- Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế: 24 giờ, trung vị là 8 giờ.

Từ kết quả nêu trên, có thể thấy rằng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, việc cụ thể hóa các văn bản của Trung ương và cung cấp cho doanh nghiệp vẫn còn hạn chế; Số cuộc thanh tra, thời gian doanh nghiệp tiếp và làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn cao so với một số tỉnh.

3.5. Chỉ số Chi phí phí không chính thức:

Chỉ số này đạt 5.36 điểm, đứng thứ 30, tăng 1.75 điểm, tăng 32 bậc; đây là chỉ số tăng điểm nhiều nhất và bậc nhiều thứ 2. Bên cạnh các chỉ tiêu được đánh giá tốt thì vẫn còn một số chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như:

- 69.52% doanh nghiệp được hỏi cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức (trung vị là 66.04%).

- 77.14% doanh nghiệp được hỏi cho rằng hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến (trung vị là 58.54%).

- 71.28% doanh nghiệp được hỏi cho rằng Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (trung vị là 58.82%).

Như vậy, tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết hồ sơ trong giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp diễn ra tương đối phổ biến và phải trả chi phí không chính thức mới nhận kết quả mong đợi.

3.6. Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh:

Chỉ số này đạt 3.86 điểm, đứng thứ 61, giảm 0.21 điểm, giảm 8 bậc; đây là chỉ số giảm điểm và bậc nhiều thứ 2. Chỉ số này giảm điểm liên tục từ năm 2013 đến nay, từ 4.46 điểm năm 2013 xuống còn 3.86 điểm năm 2016. Các chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như:

- 58.42% doanh nghiệp được hỏi cho rằng UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (trung vị 70.54%, cao nhất 89.22%).

- 46.94% doanh nghiệp được hỏi cho rằng UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh (trung vị 56.67%, cao nhất 80.81%).

- 31.68% doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ cảm nhận tốt về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân. Như vậy, gần 69% doanh nghiệp cảm nhận rằng chính quyền tỉnh vẫn còn phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI, cảm nhận này sẽ ảnh hưởng đến việc chấm điểm chỉ số Cạnh tranh bình đẳng.

- 77% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với nhận định Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở cấp huyện.

- Chỉ có 27.59% doanh nghiệp được hỏi cho rằng Phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản trung ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì”, trung vị là 33.80%, cao nhất là 50.00%.

Từ kết quả nêu trên có thể nhận thấy rằng người đứng đầu của mỗi cơ quan, đơn vị chưa có những sáng kiến đột phá trong chỉ đạo, điều hành nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh ở cấp địa phương vẫn chưa tích cực và hiệu quả.

3.7. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:

Chỉ số này đạt 4.8 điểm, đứng thứ 56, giảm 0.05 điểm,tăng 2 bậc; đây là chỉ số giảm điểm nhiều thứ 3 và là năm thứ 2 liên tục giảm điểm. Một số chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như:

- Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay (Bộ Công Thương): 9 hội chợ, trung vị 12 hội chợ.

- Tỷ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp là 0.85%, trung vị 1.02%; Tỷ lệ số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng số nhà cung cấp dịch vụ là 11.11%, trung vị là 67.48%.

- Chỉ có 51.06% (thấp nhất) doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường, trung vị là 76.67%; 46.94% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, trung vị là 62.75%; 50% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, trung vị là 68.42%; 42.11% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại, trung vị là 52.63%; 31.58% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ, trung vị là 47.06%; 41.86% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính, trung vị là 58.33%.

Như vậy, có thể thấy rằng số lượng, chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, dịch vụ xúc tiến thương mại, cung cấp các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, dịch vụ về đào tạo kế toán còn rất hạn chế, chưa đến 50% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ.

3.8. Chỉ số đào tạo lao động:

Chỉ số này đạt 5.12 điểm, đứng thứ 55, giảm 0.73 điểm,tăng 6 bậc; đây là chỉ số tăng điểm liên tục trong 2 năm gần đây. Một số chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như:

- 56.31% doanh nghiệp đánh giá dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp đối với Giáo dục phổ thông là chưa tốt, trung vị là 47.79%;  66.67% doanh nghiệp đánh giá dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp đối với Dạy nghề là chưa tốt, trung vị 33.03%.

- Chỉ có 23.08% doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (thấp nhất), trung vị 58.33%.

- Tỷ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo là 2%, trung vị 4.92%; Tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghề ngắn và dài hạn trên tổng lực lượng lao động 4.44%, trung vị 8.47%

- Chỉ có 37.75% số lao động của doanh nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề, trung vị 49.92%.

Như vậy, chất lượng các dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp về giáo dục phổ thông, dạy nghệ chưa đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của doanh nghiệp.

3.9. Chỉ số Thiết chế pháp lý:

Chỉ số này đạt 4.45 điểm, đứng thứ 56, giảm 0.03 điểm,tăng 7 bậc; đây là chỉ số giảm điểm liên tục trong 2 năm gần đây. Một số chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như:

- 48.45% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với nhận định Phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng, trung vị 62.82%.

- 53.54% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với nhận định Các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp, trung vị 66.67%.

- 33.02% doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp, trung vị 35.79%.

- 54.55% doan nghiệp được hỏi cho rằng Các chi phí chính thức và không chính thức là chấp nhận được, trung vị là 72.93%.

Như vậy, việc thi hành án vẫn còn chậm, doanh nghiệp chưa thật sự tin tưởng vào tòa án để giải quyết các tranh chấp.

3.10. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng:

Chỉ số này đạt 3.86 điểm, đứng thứ 57, tăng 0.03 điểm,tăng 1 bậc. Một số chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như:

- 34.12% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với câu hỏi: Việc tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp của bạn, trung vị 37.89%.

- 37.50% doanh nghiệp đồng ý với câu hỏi: Thuận lợi trong tiếp cận các khoản tín dụng là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước, cao nhất 38.82%.

- Các Doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI thuận lợi hơn trong việc tiếp cận đất đai (36.84% doanh nghiệp được hỏi, trung vị 32.29%); được miễn giảm thuế TNDN (31.58% doanh nghiệp được hỏi, trung vị 23.81%), Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn (30.53% doanh nghiệp được hỏi, trung vị 20.21%); Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh (37.89% doanh nghiệp được hỏi, trung vị 24.69%), …

- 84.44 % doanh nghiệp được hỏi cho rằng các “Hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh”, cao nhất 84.44%; 46.94% doanh nghiệp được hỏi cho rằng ưu đãi với các công ty lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của bản thân doanh, trung vị 54.55%.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân đánh giá chính quyền tỉnh ưu ái đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI; Hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh.

Đánh giá chung: Trong 10 chỉ số thành phần, có 6 chỉ số tăng điểm, 8 chỉ số tăng bậc, 04 chỉ số giảm điểm; Về xếp loại các chỉ số: 01 chỉ số xếp loại tốt (Chi phí thời gian); 03 chỉ số xếp loại khá (Chi phí gia nhận thị trường, Tính minh bạch, Chi phí không chính thức); 05 chỉ số xếp loại trung bình (Tiếp cận đất đai, Cạnh tranh bình đẳng, Hỗ trợ doanh nghiệp,Đào tạo lao động,Thiết chế pháp lý); 01 chỉ số xếp loại tương đối thấp (Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh). Tuy nhiên, xếp loại chỉ số PCI của tỉnh xếp ở nhóm trung bình thấp, nguyên nhân là trong 04 chỉ số giảm điểm thì có 02 chỉ số có trọng số điểm là 20% (tính năng động và hỗ trợ doanh nghiệp) đã ảnh hưởng rất lớn đến tổng điểm PCI.

Nhiệm vụ, giải pháp năm 2017

Yêu cầu các đơn vị được UBND tỉnh giao làm đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc cải thiện các chỉ số thành phần PCI và các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tiến hành phân tích kỹ từng chỉ tiêu, qua đó đề xuất nhiệm vụ, giải pháp bổ sung vào Kế hoạch của đơn vị trên cơ sở cụ thể hóa Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Đắk Nông năm 2017, định hướng đến năm 2020; hoàn thành trong tháng 3/2017, cụ thể:

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;

- Sở Nội vụ chỉ số Chi phí thời gian thực hiện các quy định của nhà nước;

- Sở Tư pháp chỉ số Thiết chế pháp lý;

- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ số Tiếp cận đất đai;

- Sở Lao động Thương binh và xã hội chỉ số Đào tạo lao động;

- Văn phòng UBND tỉnh chỉ số Tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh;

- Thanh tra tỉnh chỉ số Chi phí không chính thức;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ số Chi phí gia nhập thị trường, Cạnh tranh bình đẳng và hỗ trợ doanh nghiệp.

- Đối với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị còn lại có trách nhiệm phối hợp với đơn vị đầu mối để thực hiện, đồng thời rà soát, bổ sung các nhiệm vụ giải pháp vào Kế hoạch của đơn vị mình để triển khai Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Đắk Nông năm 2017, định hướng đến năm 2020.

2. Để tập trung cải thiện 3 chỉ số có trọng số cao: Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp và chỉ số Tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh (chiếm 60% tổng điểm PCI), UBND tỉnh giao:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá một cách khách quan để xây dựng Kế hoạch thực hiện cải thiện chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp giải đoạn 2017 -2020, hoàn thành trong tháng 4/2017

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết một số nhiệm vụ liên quan đến doanh nghiệp, hoàn thành trong tháng 4/2017. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu trong cải thiện chỉ số PCI, qua đó góp phần cải thiện nâng cao chỉ số Tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

- Văn phòng UBND tỉnh khẩn trương hoàn thành việc nâng cấp Cổng thông tin điện tử; Các Sở, Ban, nghà và UBND các huyện thị là chủ quản các trang thông tin điện tử tiến hành rà soát, bổ sung các tính năng, cập nhật mới thông tin, tài liệu,..; Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các trang thông tin điện tử để có những chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về chuyên môn. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số Tính minh bạch.

3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh quy định về giải quyết kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong đó quy định cụ thể: Văn bản pháp lý, chính sách, hình thức giải quyết, cơ chế giải quyết; hoàn hành trong tháng 4/2017.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh thành lập mô hình Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (trên cơ sở kiện toàn Trung tâm Xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) với mục tiêu thay đổi quy trình đầu tư theo hướng “từ trên xuống” thay vì “từ dưới lên” như trước đây, cắt giảm các đầu mối, các cơ quan mà doanh nghiệp phải đến tiếp xúc, làm việc, cắt giảm tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; hoàn thành trong tháng 5/2017.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan xây dựng Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh trên cơ sở kế thừa và lựa chọn nội dung khảo sát tập trung một số lĩnh vực và Bộ chỉ số đánh giá cải cách hành chính của tỉnh; hoàn thành trong tháng 7/2017.

4. Giao Sở Nội vụ:

- Tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cải thiện môi trường môi trường kinh doanh của các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, hoàn thành trước ngày 15/4/2017.

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kiện toàn Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, đồng thời thành lập Hội doanh nghiệp tại các huyện, thị xã tạo kênh kết nối giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp; hoàn thành trong tháng 6/2017.

5. Giao Sở Tư pháp bố trí tối thiểu 01 cán bộ của Trung tâm trợ giúp pháp lý thường xuyên tại Trung tâm Hành chính công tỉnh để giải đáp thắc mắc về thủ tục hành chính, hướng dẫn việc hoàn thiện hồ sơ cho người dân và doanh nghiệp; hoàn thành trong tháng 4/2017.

6. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện thị xã đẩy nhanh triển khai các hoạt động có liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp như: Đối thoại, đào tạo, xúc tiến thương mại và đầu tư, tập trung xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp và nhà đầu tư; hoàn thành trước tháng 8 (trước khi VCCI hoàn tất việc khảo sát, chấm điểm chỉ số PCI). Đối với những hoạt động có thể gây cảm nhận tiêu cực đến việc chấm điểm PCI của doanh nghiệp thì xem xét chuyển sang thực hiện vào thời điểm phù hợp./.

 

File đính kèm:
Dak Nong DPI
Tin khác
 
Thông báo
Website liên kết
Thăm dò dư luận
Lĩnh vực thủ tục hành chính mà doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp phiền hà nhất khi thực hiện tại tỉnh Đắk Nông








Thống kê truy cập
trực tuyến 87
ngày hôm nay 78
ngày hôm qua 3355
tuần này 9459
tất cả 185148